Cảnh đẹp bốn phương qua ống kính Việt

  • Khám Phá
    • Kinh Nghiệm Du Lịch
    • Khám Phá
    • Ẩm thực
    • Nghỉ Ngơi
  • Blog
  • Truy Cập
  • Đăng Ký
  • Hướng Dẫn
Menu
  • Khám Phá
    • Kinh Nghiệm Du Lịch
    • Khám Phá
    • Ẩm thực
    • Nghỉ Ngơi
  • Blog
  • Truy Cập
  • Đăng Ký
  • Hướng Dẫn

Chùa Trúc Lâm và những bảo vật vô giá

Tự Đức
Thành phố Huế
Việt Nam
Khám Phá- Di tích lịch sử
0.0 0 đánh giá
Login to bookmark this Tin 0 thích
Chia sẻ

Chia sẻ:

Chia sẻ:

  • Email

Tin ảnh này của bạn

Tin ảnh này của bạn
Viết Đánh Giá

Giữa không gian thanh tịnh, chùa Trúc Lâm tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Thủy Xuân cách trung tâm thành phố Huế về phía nam khoảng 7 km đường bộ. Trúc Lâm không phải là ngôi chùa cổ nhất ở Huế, nhưng là nơi hội tụ của nhiều vị trụ trì danh tiếng.

Đây cũng là nơi sở hữu nhiều báu vật thuộc vào hàng quốc bảo vốn thu hút các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật khắp nơi cố công tìm hiểu về chúng. Một trong số đó, là bảo vật mà quan binh nhà Nguyễn mang từ đất Bắc trở vào Huế: Bản kinh Kim Cang (hay còn được gọi là bản kinh Kim Cương) thêu bằng chỉ ngũ sắc.

164-Chi ngu sac theu tren nen gam kinh Kim cuong

Theo nhiều nhà nghiên cứu, bản kinh Kim Cang thêu là một văn vật đặc biệt nói riêng với Phật giáo và nói chung với nền văn hóa VN bởi trong vô số các tàng kinh Phật, kinh Kim Cang là một trong những bộ kinh có ý nghĩa thâm sâu được nhiều người ca tụng và đã được nhiều lần dịch thuật ra thành ngôn ngữ bản địa của từng dân tộc để Phật tử khắp nơi trực tiếp tham cứu và tu hành.

Không chỉ có bản kinh, chùa Trúc Lâm hiện còn lưu giữ hai tự khí là những hiện vật gốm đặc biệt quý giá.

261828

Vật thứ nhất là chiếc lư đốt trầm gắn liền với phần đế bên dưới, nhiều chỗ đắp nổi, có minh văn theo phong cách gốm sứ thời Mạc, được cho là tráng men Tam Thái (ngà, trắng và xanh). Minh văn còn ghi rõ chiếc lư được sản xuất vào thời Lê niên hiệu Chính Hòa (1680-1704), là tự khí của chùa Bảo Sơn (phủ Từ Sơn, huyện Đông Ngạn, tỉnh Bắc Ninh). Có thể nó cũng có chung hành trình với bản kinh Kim Cang, tức theo chân các quan binh nhà Nguyễn trên hành trình chinh phạt Tây Sơn, ở phía Bắc, tịch thu mang về triều đình Huế.

Bảo vật thứ 2 và cũng Đặc biệt hơn có lẽ là chiếc bình bát bằng chu sa, được xem là của chúa Nguyễn Phúc Chu dâng tặng hòa thượng Thạch Liêm- Thích Đại Sán, tác giả cuốn sách Hải ngoại ký sự nổi tiếng. Sư ông Đại Sán người Giang Tây (Trung Quốc).Chiếc lư này cũng đã trải qua một cuộc hành trình dài.

Như vậy, trải qua không ít những biến cố, những bảo khí Phật giáo mang nhiều giá trị lịch sử, tâm linh, văn hoá và nghệ thuật dường như đã tìm thấy điểm kết thúc trong cuộc hành trình lưu lạc đầy ly kì tại ngôi chùa Trúc Lâm này. Cuối cùng, không thể quên công lao của người đã có công tìm ra bản kinh quý giá cho …. Sư trưởng Thích Nữ Diệu Không.

Nguồn: KPVN

Tự Đức
Thành phố Huế
Việt Nam
Tìm đường đi

Thêm đang giá Hủy

Your Rating

Đánh giá trên Trip Advisor

CẢNH ĐẸP VIỆT GIÚP BẠN:

-Khám Phá cảnh đẹp thiên nhiên và con người bốn phương qua ống kính Việt.
-Khám phá các quán ăn ngon
-Tìm nơi nghỉ tốt nhất

Product of STAH Corporation

2443 Fillmore Street #380-3380 San Francisco, CA 94115
United States

Liên hệ tại đây

Các Danh Mục Phổ Biến

  • Ẩm thực
  • Khám Phá
  • – Bảo tàng và phòng trưng bày
  • – Danh lam thắng cảnh
  • – Di tích lịch sử
  • – Văn hóa dân gian
  • Kinh Nghiệm Du Lịch

Facebook

Facebook
© 2017 Cảnh Đẹp Việt. All Rights Reserved
  • Liên Hệ
  • Điều Kiện Sử Dụng
  • Quyền riêng tư
  • Hợp Tác
loading Hủy bỏ
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.