Trước khi biết chế tác đồng để làm cồng chiêng, những dân tộc Tây Nguyên đã có một bộ công cụ khác cũng phát ra những âm thanh như cồng chiêng – Đó là chiêng tre.
Năm 2007, không gian cồng chiêng tây nguyên được Unessco bầu chọn là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Kể từ đó cồng chiêng Tây Nguyên được nhắc đến nhiều hơn, được bảo tồn và gìn giữ như báu vật. Nhưng ít ai biết rằng, trước khi biết chế tác đồng để làm cồng chiêng, những dân tộc Tây Nguyên đã có một bộ công cụ khác cũng phát ra những âm thanh như cồng chiêng – Đó là chiêng tre.
Chiêng tre, hay gọi theo tiếng Êđê là Chinh cram, là một nhạc cụ của dân tộc Êđê được làm từ tre nứa, thường đi với một giàn từ 5 đến 15 chiếc. Một giàn là một hợp xướng âm thanh, với các âm giai của từng thể chiêng tương ứng. Dùng đánh trong các lễ hội, đánh theo tính chất tập thể. Chiêng tre là “đặc sản” văn hóa của dân tộc Êđê, nhưng các dân tộc anh em trong 5 tỉnh Tây Nguyên luôn có sự giao lưu, trao đổi văn hóa, bởi vậy mà chiêng tre đã tới được với làng KonTum K’Pâng – nơi sinh sống của dân tộc Bana.