Cảnh đẹp bốn phương qua ống kính Việt

  • Khám Phá
    • Kinh Nghiệm Du Lịch
    • Khám Phá
    • Ẩm thực
    • Nghỉ Ngơi
  • Blog
  • Truy Cập
  • Đăng Ký
  • Hướng Dẫn
Menu
  • Khám Phá
    • Kinh Nghiệm Du Lịch
    • Khám Phá
    • Ẩm thực
    • Nghỉ Ngơi
  • Blog
  • Truy Cập
  • Đăng Ký
  • Hướng Dẫn

Làng Phong Lưu – Làng nghề đóng thuyền xứ sở Bạch Đằng giang

Vận Hưng
Thị xã Quảng Yên
Việt Nam
Khám Phá- Văn hóa dân gian
0.0 1 đánh giá
Login to bookmark this Tin 0 thích
Chia sẻ

Chia sẻ:

Chia sẻ:

  • Email

Tin ảnh này của bạn

Tin ảnh này của bạn
Viết Đánh Giá

Làng nghề đóng thuyền xứ sở Bạch Đằng giang

Trước khi xuất hiện thuyền máy, trên vùng biển Đông Bắc nườm nượp những con thuyền ba vát căng hai cánh buồm dơi lướt sóng đi về. Dù ngược nước, ngược sóng thuyền vẫn băng băng.

Bản sắc phong thợ thuyền Nguyễn Văn Phúc
Bản sắc phong thợ thuyền Nguyễn Văn Phúc

Sản phẩm độc đáo này do bàn tay tài hoa người thợ đóng thuyền xứ sở Bạch Đằng giang – hậu duệ của các chiến binh đã từng đánh tan đoàn chiến thuyền giặc Mông- Nguyên năm 1288 làm ra. Và cho đến khi đã có máy tàu, thợ đóng thuyền nơi đây vẫn góp sức đóng vỏ tàu hai đáy cho những con tàu không số chở vũ khí vào Nam. Còn hôm nay, khi dải đất do các Tiên công khai phá đã trở thành thị xã Quảng Yên, dọc bờ sông Chanh, các lán thuyền của làng nghề truyền thống vẫn đang san sát…

Tiên công mở đất, truyền nghề

Sử chép, năm 1434, có 17 vị Tiên công là hậu duệ của các chiến binh thời Trần từ mạn kinh thành Thăng Long về cửa sông Bạch Đằng quai đê lấn biển lập nên xã Phong Lưu, đất tổ của làng nghề đóng thuyền ngày nay. Là đất đảo, xung quanh bị nước vây, nên việc giao thông, giao thương, làm ăn kiếm sống của họ trông cả vào con thuyền. Con thuyền có vai trò quan trọng như vậy nên nghề đóng thuyền cũng sớm phát triển.
Cùng với văn bia đền thờ Tổ nghề đóng thuyền xã Phong Lưu, các hậu duệ hôm nay của 17 Tiên công ngày ấy còn lưu giữ được Bằng sắc cấp cho thợ thuyền lành nghề Nguyễn Văn Phúc của xã Phong Lưu. Qua những gì còn lưu lại, có thể thấy làng nghề đóng thuyền xã Phong Lưu xưa, nay thuộc các phường Phong Hải, Phong Cốc, Nam Hòa, Hà An đã có truyền thống hàng mấy trăm năm và thợ thuyền của làng nghề chủ yếu là hậu duệ của các Tiên công dòng họ Vũ (thủy tổ Vũ Song), họ Lê (thủy tổ Lê Khép, Lê Mở), họ Nguyễn (thủy tổ Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Vinh).
Bia tổ làng nghề thờ tạm nơi lán thuyền

Độc đáo thuyền ba vát, buồm dơi

Ông Lê Đức Chắn – chủ một lán thuyền lớn ở thôn Cống Mương, phường Phong Hải tiếp chúng tôi trong ngôi nhà gỗ lim 5 gian, kiến trúc thuần cổ vừa nền nã, vừa sang trọng. Ngắm ngôi nhà trị giá nhiều tỉ đồng, lại được tiếp đón chân tình, cởi mở, tôi có ngay cảm nhận chủ nhà là người năng động, làm ăn phát đạt. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi ra ảnh chụp văn bia, sắc phong, gia phả và kể chuyện rành rẽ từ ngày xửa, ngày xưa… Điều làm tôi ấn tượng nhất là câu chuyện về con thuyền ba vát, buồm dơi – đặc sản của làng nghề.
Mang ra một mô hình thuyền ba vát, hai buồm cánh dơi, tỉ lệ 1: 100 so với kích thước thật, ông chỉ cho chúng tôi 2 lườn thuyền, đáy thuyền, tên gọi ba vát hay ba vách là do sự ghép lại của ba mảnh gỗ tạo ra vỏ thuyền. Rồi khoang lái, khoang mũi, khoang chở hàng, lái lòng, lái mũi, cột buồm lòng, cột buồm mũi, buồm lòng, buồm mũi hình cánh dơi bằng vải diềm bâu nhuộm đâng… Sự độc đáo của con thuyền này là ở chỗ luôn luôn tiến lên phía trước cả khi ngược nước, ngược gió. Chỉ cần căng buồm cánh tiên là thuyền lướt như bay khi xuôi gió, khi ngược nước, ngược gió thì chạy vát hay còn gọi là chạy cắt nước, cắt gió. Kiểu gì cũng vẫn tiến lên, vẫn đạt tới đích. Hẳn nhiều người từng biết những con tàu của phương Tây, của phương Bắc, kích cỡ to, nhiều cột buồm với những cánh buồm vuông. Chúng mạnh khi xuôi nước, xuôi gió và khốn đốn khi muốn tiến dù rất chậm lúc ngược nước, ngược gió vì phải dùng sức của rất nhiều người chèo.
Chính vì vậy những con thuyền ấy đã không đủ sức trụ được khi mắc phải cọc gỗ ở sông Bạch Đằng, phơi xác cho những con thuyền ba vát của ta luồn lách lao vào tiêu diệt giặc. Phải chăng, nghệ thuật thủy chiến của ông cha đã sáng tạo ra mẫu thuyền ba vát độc đáo này… Nếu đúng, nó hẳn phải có vị trí trang trọng trong Bảo tàng Lịch sử chiến tranh thế giới.
Ông Chắn kể: ngày xưa, các cụ ghép ván đóng thuyền bằng dây mây chứ không dùng đinh. Thợ thuyền dùng khoan tre khoan lỗ ở mặt trong của các tấm ván rồi dùng cật dây mây đã được hong gác bếp, ngâm nước vôi luồn qua các lỗ khoan. Thít dây mây, dùng nêm ghép chặt các mảnh ván lại với nhau. Ghép xong lườn thuyền, mạn thuyền thì sảm. Cạo vỏ cây sắn tàu làm phoi sảm. Nung vỏ con hà giã nhỏ thành vôi rồi trộn với dầu trẩu giã nhuyễn chít vào các mạch ván thuyền. Khi xuống nước, phoi sảm trương lên bịt kín mạch ván, vôi hà ăn chặt vào gỗ cứng như đá, nước không thể ngấm vào thuyền.
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Lê Đồng Sơn – Trưởng Phòng VHTT thị xã Quảng Yên, người giàu tâm huyết với làng nghề truyền thống của quê hương cứ tiếc vì không còn con thuyền nào như thế để làm hiện vật bảo tàng. Ông Sơn cũng cho hay, với kỹ năng đóng thuyền đạt đến trình độ nghệ thuật và kỹ thuật  điêu luyện, thợ thuyền làng nghề Phong Lưu đã được góp công đóng những con tàu 2 đáy có tải trọng 30 – 40 tấn cho đoàn tàu không số của Hải quân ta chở vũ khí chi viện miền Nam thời đánh Mỹ. Cho đến hôm nay, kỹ thuật đóng thuyền xứ sở Bạch Đằng giang cũng đã tiến lên những bước mới, nhiều công đoạn thủ công xưa cũng đã được thay thế bằng máy móc… Dọc bờ sông Chanh san sát lán thuyền, đoạn qua thị xã Quảng Yên có 25 lán, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, thu nhập bình quân từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và một số điểm ở Hải Phòng cũng có chừng ấy chủ lán là người quê Quảng Yên đi lập nghiệp. “Chúng tôi không lo thiếu việc. Nhiều ngư phủ từ Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi luôn tìm đến với chúng tôi.”- ông Lê Đức Chắn tự hào chia sẻ.
Mô hình thuyền ba vát, buồm dơi

Nỗi niềm hậu duệ

Làng nghề truyền thống đóng thuyền, nay là làng nghề đóng và sửa chữa tàu thuyền của Quảng Yên đã có từ lâu đời. 138 năm trước người dân đã dựng đền thờ Tổ nghề ở xóm Đông, làng Phong Lưu. Trải thăng trầm lịch sử, cùng với thời gian, đền thờ đó nay không còn nữa. Ngay tấm bia đá ghi văn bia dựng đền lưu lạc gần nửa thế kỷ cũng mới được con cháu ba họ Tiên công Vũ, Nguyễn và Lê tìm lại được hồi tháng 8 năm Nhâm Thìn vừa qua. Nguyện vọng tha thiết lúc này của hàng ngàn thợ thuyền, hậu duệ của các Tiên công mở đất, truyền nghề ở nơi đây là được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là làng nghề truyền thống để được phục dựng lại đền thờ Tổ nghề, nhằm tri ân công đức của tổ tiên, nguồn cội, giữ gìn truyền thống, phát triển tiềm năng, thế mạnh sẵn có, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.

Nguồn: KPVN

Vận Hưng
Thị xã Quảng Yên
Việt Nam
Tìm đường đi

Lọc theo

  1. duc nguyen
    0.0

    nếu như tất cả những video trước giờ của Khám phá Viêt Nam mà có thêm English sub thì hay quá luôn,
    THank các cô chú, anh chị thực hiện một serie tuyệt vời

    5 năm ago

Thêm đang giá Hủy

Your Rating

Đánh giá trên Trip Advisor

CẢNH ĐẸP VIỆT GIÚP BẠN:

-Khám Phá cảnh đẹp thiên nhiên và con người bốn phương qua ống kính Việt.
-Khám phá các quán ăn ngon
-Tìm nơi nghỉ tốt nhất

Product of STAH Corporation

2443 Fillmore Street #380-3380 San Francisco, CA 94115
United States

Liên hệ tại đây

Các Danh Mục Phổ Biến

  • Ẩm thực
  • Khám Phá
  • – Bảo tàng và phòng trưng bày
  • – Danh lam thắng cảnh
  • – Di tích lịch sử
  • – Văn hóa dân gian
  • Kinh Nghiệm Du Lịch

Facebook

Facebook
© 2017 Cảnh Đẹp Việt. All Rights Reserved
  • Liên Hệ
  • Điều Kiện Sử Dụng
  • Quyền riêng tư
  • Hợp Tác
loading Hủy bỏ
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.